PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIẾN QUỐC
Video hướng dẫn Đăng nhập

Chuyên đề: Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa 

Tổ 4+5 - Trường Tiểu học Kiến Quốc

PHẦN THỨ NHẤT: NỘI DUNG DẠY TỪ ĐỒNG ÂM, TỪ NHIỀU NGHĨA Ở LỚP 5

VÀ NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TỪ ĐỒNG ÂM, NHIỀU NGHĨA

1.Từ đồng âm:

1.1/ Định nghĩa: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa (theo SGK TV5 - tập 1 - trang 51)

1.2/ Đặc điểm của từ đồng âm trong Tiếng Việt:

- Trước hết, những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng.

- Đồng âm giữa từ với từ là kết quả của đồng âm tiếng với tiếng. Điều này đó được triệt để khai thác khi người Việt sử dụng đồng âm trong nghệ thuật chơi chữ của mình.

1.3/  Phân loại các từ đồng âm.

* Đồng âm từ với từ: Ở đây tất cả các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm đều thuộc cấp độ từ. Loại này lại được chia thành hai loại nhỏ hơn.

-  Đồng âm từ vựng: Tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại.

Ví dụ:- đường1 (đắp đường) - đường2 (đường phèn).

        - đường kính1 (một loại đường để ăn) - đường kính2 (dây cung lớn nhất của đường tròn).

       - cất1 (cất vó) - cất2 (cất tiền vào tủ) - cất3 (cất hàng) - cất4 (cất rượu)

- Đồng âm từ vựng-ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm với nhau chỉ khác nhau về từ loại.

Ví dụ:  - chỉ1 (cuộn chỉ) - chỉ2 (chỉ tay năm ngón) - chỉ3 (chỉ có mình tôi làm việc).  Loại từ đồng âm này chiếm số đông trong Tiếng Việt.

* Đồng âm từ với tiếng. (Ở tiểu học không đề cập đến nội dung này)

1.4/   Nguồn gốc : Đại bộ phận các từ đồng âm không được giải thích về nguồn gốc, nhưng có một số từ, nhóm từ người ta có thể phát hiện ra con đường hình thành nên chúng.

+  Những nhóm đồng âm không tìm được lí do hình thành chủ yếu gồm các từ bản ngữ.

Ví dụ: bay (Danh từ) - bay (Động từ); rắn (Tính từ) - rắn (Danh từ); đá (Danh từ) - đá (Động từ);  ... Đây chính là nhóm từ đồng âm ngẫu nhiên thường gặp đối với học sinh, dạng này dễ nhận biết.

+  Số còn lại, con đường hình thành nên chúng có thể là:

- Do tiếp thu, vay mượn các từ của ngôn ngữ khác. Từ được vay mượn có thể đồng âm với từ của bản ngữ và chúng tạo nên nhóm đồng âm; hoặc cũng có khi hai, ba từ được vay mượn từ những ngôn ngữ khác nhau và đồng âm với nhau.

Ví dụ: Trong tiếng Việt: sút1 (giảm sút: gốc Việt) - sút2 (sút bóng: gốc Anh)

-  Do sự tách biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa, một nghĩa nào đó bứt ra khỏi cơ cấu nghĩa chung và hình thành một từ mới đồng âm với chính từ ban đầu. Ở đây, thực ra đã có sự đứt đoạn trong chuỗi liên hệ về nghĩa để dẫn đến những cặp từ đồng âm.

Ví dụ: Trong tiếng Việt: quà1 (món ăn ngoài bữa chính) - quà2 (vật tặng cho người khác)

+  Do sự chuyển đổi từ loại.

-  Đối với tiếng Việt, ngoài những nhóm đồng âm không xác định được căn nguyên, những nhóm hình thành do vay mượn từ, tách nghĩa của từ nhiều nghĩa,… Còn có một con đường rất đáng chú ý là sự biến đổi ngữ âm của từ do kết quả của một quá trình biển đổi ngữ âm của từ do kết quả của một quá trình biến đổi ngữ âm lịch sử nào đó. Chẳng hạn: từ 'và" (từ nối) đồng âm với động từ  (và cơm). mấy → với (từ nối) đồng âm với động từ với (giơ tay với thử trời cao thấp).

* Lưu ý: Đối với giáo viên tiểu học, cần chú ý thêm từ đồng âm được nói tới trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 gồm cả từ đồng âm ngẫu nhiên (nghĩa là có 2 hay hơn 2 từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau, trùng nhau nhưng giữa chúng không có mối quan hệ nào, chúng vốn là những từ hoàn toàn khác nhau) như trường hợp “câu” trong “câu cá” và “câu” trong “đoạn văn có 5 câu” là từ đồng âm ngẫu nhiên và cả từ đồng âm chuyển loại (nghĩa là các từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa, đây là kết quả của hoạt động chuyển hóa từ loại của từ).

- Ví dụ: a)    + cuốc (danh từ): cái cuốc; đá (danh từ): hòn đá

                  + cuốc (động từ): cuốc đất; đá (động từ): đá bóng

              b) + thịt (danh từ): miếng thịt

                  + thịt (động từ): thịt con gà

Trong giao tiếp cần chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

2/ Từ nhiều nghĩa:

Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Học sinh được học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa, nêu các nét nghĩa khác nhau của một từ.

Dạng bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa không có nhiều. Trong 5 tiết dạy về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa chỉ có 1 bài tập (Bài 1 trang 82 SGK Tiếng Việt 5 - Tập I) cho HS phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong dữ liệu cho sẵn, trong khi đó khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế.

2.1/  Định nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 - trang 67)

Ví dụ :

- Đôi mắt của bé mở to (từ mắt chỉ bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt- được dùng với nghĩa gốc

- Từ “mắt” trong câu “Quả na mở mắt.” là nghĩa chuyển.

Đối với giáo viên có thể hiểu: Một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa. Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.

Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vật ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác nghĩa (nghĩa 2), quan hệ nhiều nghĩa của từ nảy sinh từ đó.

Ví dụ:  Chín(1): chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.

            Chín (2) :Chỉ quá trình vận động, quá trình rèn luyện từ đó, khi đạt đến sự phát triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín)

            Chín (3) : Sự thay đổi màu sắc nước da. (ngượng chín cả mặt )

            Chín (4) : Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm .(cam chín).

Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ nhiều nghĩa, trước hết phải miêu tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa. Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở:

* Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau :

+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng.

Ví dụ: Mũi1 ( mũi người) và Mũi2( mũi  thuyền):

- Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về cách thức hay chức năng của các sự vật, hiện tượng .

Ví dụ: cắt1 ( cắt cỏ) với cắt2 (cắt quan hệ )

+ Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về kết quả do tác động của các sự vật đối với con người.

Ví dụ: đau1 (đau vết mổ) và đau2 (đau lòng)

* Theo cơ chế hoán dụ: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ gắn bó có thực của các sự vật hiện tượng, thường có 2 dạng sau:

+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển từ chỗ gọi tên bộ phận nghĩa gốc chuyển sang gọi tên cơ thể, toàn thể.

Ví dụ: chân1, tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể (anh ấy có chân2 trong đội bóng)

+ Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa.

  Ví dụ:   Nhà1: là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà)

              Nhà2: là gia đình ( Cả nhà có mặt)

  *Lưu ý: Giáo viên giảng dạy cần nắm chắc các kiến thức về từ đồng âm, nhiều nghĩa để không bị lệ thuộc vào sách giáo khoa, sách thiết kế bài giảng trong quá trình giảng dạy. Còn đối với học sinh lớp 5, chúng ta không thể yêu cầu học sinh nắm vững các thành phần ý nghĩa của từ, cách thức chuyển nghĩa của từ song yêu cầu học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, tìm được một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa của từ nhiều nghĩa.

                                                                                                     (Còn nữa)

                                                                               Tổ 4+5 Trường Tiểu học Kiến Quốc

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngày 16/3/2024, thầy và trò trường Tiểu học Kiến Quốc mang trong mình niềm háo hức, phấn khởi và tràn đầy niềm vui khi được trải nghiệm một ngày học ngoại khoá tại Côn Sơn, Đền thờ Chu Văn A ... Cập nhật lúc : 12 giờ 29 phút - Ngày 15 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, năng lực tin học cho học sinh, t trường Tiểu học Kiến Quốc đã tuyên truyền cho toàn thể học sinh các khối lớp 1;2;3;4 ... Cập nhật lúc : 23 giờ 6 phút - Ngày 13 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, mới đây, Học viện Ngân hàng khoa Tài chính đã tổ chức chương trình tặng sách cho trường Tiểu học Kiến Quốc. ... Cập nhật lúc : 22 giờ 12 phút - Ngày 13 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2023-2024; nhằm tạo môi trường để học sinh được trải nghiệm, khơi nguồn sáng tạo phát triển khả năng tư duy, ý tưởng sáng ... Cập nhật lúc : 23 giờ 1 phút - Ngày 15 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Hưởng ứng ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, hôm nay ngày 1/4/ 2024 nhân viên thư viện trường Tiểu học Kiến Quốc đã tuyên truyền, giới thiệu về lịch sử ra đời và ý nghĩa Ngày sách v ... Cập nhật lúc : 8 giờ 21 phút - Ngày 5 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024). Nhằm tăng cường sự hiểu biết cho các em Đội viên, thiếu niên và nhi đồng tìm hiểu về lịch sử hào hùng của ... Cập nhật lúc : 20 giờ 49 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện chương trình Công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2023 -2024; nhằm phát huy quyền tham gia của trẻ em, tạo điều kiện để các em thiếu nhi tham gia các hoạt động xã hội, đưa ... Cập nhật lúc : 20 giờ 0 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Theo kế hoạch hoạt động Đội năm học 2023 – 2024, trường Tiểu học Kiến Quốc đã tổ chức Lễ kết nạp Đội viên đợt 2 (Khối 3) năm học 2023 -2024, nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập đoàn 26/0 ... Cập nhật lúc : 19 giờ 13 phút - Ngày 28 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Nhân dịp kỉ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2023), nhân viên thư viện trường Tiểu học Kiến quốc xin giới thiệu tới thầy, cô gáo cùng toàn thể các em học si ... Cập nhật lúc : 9 giờ 21 phút - Ngày 18 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện công văn số 278/SGDĐT-GDTH ngày 06/02/2024 của Sở giáo dục &ĐT Hải Dương về việc tổ chức Hội thảo trực tuyến giới thiệu sách giáo khoa lớp 5 năm học 2024-2025; Thực hiện sự chỉ đạo ... Cập nhật lúc : 23 giờ 28 phút - Ngày 17 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2012 - 2013
Mẫu đánh giá, xếp loại Cán bộ, giáo viên , nhân viên năm học 2012 - 2013 của PGD
Hướng dẫn của Công Đoàn giáo dục huyện V/v xét trợ cấp Hưởng ứng năm gia đình Việt Nam năm 2013 và Tháng hành động vì Trẻ em, Ngày gia đình Việt Nam trong CNVC, LĐ
Kết quả giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 năm học 2012 - 2013
Kết quả xếp giải Viết chữ đẹp cấp huyện năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện + Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự PGD)
Kế hoạch giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 của Phòng GD&ĐT Bình Giang
Kế hoạch + Lịch kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013
Báo cáo kết quả Hội giảng chào mừng ngày 08/3 và 26/3 năm học 2012 - 2013
Mẫu báo cáo, biên bản, phiếu kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013 của Phòng GD